Gan - Mật

Chẩn đoán, điều trị ung thư đường mật

Chẩn đoán, điều trị ung thư đường mật dưới đây được tổng hợp bởi y bác sỹ khoa điện quang bệnh Viện Bạch mai mời các bạn tham khảo với BMR nhé !

Chẩn đoán, điều trị ung thư đường mật

Giới thiệu Chẩn đoán, điều trị ung thư đường mật

Mặc dù đã có rất nhiều những tiến bộ trong y học nói chung và điều trị ung thư nói riêng, bao gồm từ chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, xạ trị hay điều trị hỗ trợ (dẫn lưu, đặt stent đường mật,…) nhưng tiên lượng của ung thư đường mật vẫn còn rất hạn chế. Thời gian sống trung bình của ung thư đường mật chỉ khoảng 6-9 tháng. Tại thời điểm phát hiện bệnh, khoảng 90% các trường hợp không thể áp dụng được các biện pháp điều trị triệt để (như phẫu thuật cắt bỏ khối u) do khối u đã xâm lấn và di căn. Do vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư đường mật là cần phải phát hiện và chẩn đoán sớm.

Siêu âm chẩn đoán ung thư đường mật ngoài gan (ống mật chủ)

Phương pháp chẩn đoán thường dùng

 Xét nghiệm máu

  • Tình trạng tắc mật: được cụ thể bằng định lượng bilirubin huyết thanh. Trong cholangiocarcinoma, bilirubin huyết thanh thường tăng cao gấp nhiều lần giá trị bình thường và tăng tòan bộ cả bilirubin trực tiếp và gián tiếp.
  • Tình trạng hủy hoại tế bào gan: thường tăng nhẹ các men gan như GGT (gamma-glutamyltransferase), AST (aspartate aminotransferase), ALT (alanine aminotransferase).
  • Tình trạng chức năng gan: nồng độ Albumin huyết thanh giảm, tỷ lệ % Prothrombin giảm phản ánh tình trạng ứ mật kéo dài gây suy gan.

Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư (tumor markers)

  • CA (carbohydrate antigen) 19-9: là chất chỉ điểm hay được sử dụng nhất, thường tăng cao. CA 19-9 có độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 80% trong chẩn đoán ung thư đường mật [10]
  • CEA (carcinoembryonic antigen): thường tăng trong ung thư đường mật. Nếu cả CEA và CA 19-9 cùng tăng cao thì độ chính xác trong chẩn đoán ung thư đường mật có thể đạt 86%.
  • AFP (alpha-fetoprotein): không tăng trong ung thư đường mật. Thường chỉ để chẩn đoán phân biệt với ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Siêu âm chẩn đoán ung thư đường mật vùng rốn gan ( u Klatskin)

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm gan – mật.

    • Thường phát hiện được tình trạng giãn đường mật.
    • Ít khi xác định được các khối u đường mật ở giai đoạn sớm. Khi thấy được khối u trên siêu âm thì thường là giai đoạn muộn.
    • Có thể giúp theo dõi tiến triển sau đìều trị.
  • Chụp cắt lớp vi tính.

    • Giá trị chẩn đoán ung thư đường mật không vượt trội hơn siêu âm
    • Nhưng giúp đánh giá tình trạng di căn xa, di căn hạch vùng.
    • Xác định bệnh lý kèm theo.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

    • Là phương pháp tốt nhất hiện nay trong chẩn đoán ung thư đường mật
    • Cần phải thực hiện với máy từ lực cao từ 1.5Testal trở lên và có tiêm thuốc đối quang từ.
    • Chuỗi xung đường mật giúp dựng hình bản đồ cây đường mật.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán xâm nhập (siêu âm nội soi, nội soi tá tràng, chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi, chụp mật tụy xuôi dòng qua da): thường chỉ áp dụng với u phần thấp ống mật chủ hoặc khi thực hiện can thiệp. Rất hạn chế đánh giá u đường mật vùng rốn gan, trong gan.
  • Các kỹ thuật y học hạt nhân (PET-CT): chủ yếu để phát hiện di căn xa

 

Chụp MRI chẩn đoán ung thư đường mật trong gan trái

Điều trị ung thư đường mật

Phẫu thuật lấy bỏ khối u

Đây là phương pháp điêu trị hiệu quả và triệt để nhất đối với ung thư đường mật. Tuy nhiên, theo những nhiên cứu trong và ngoài nước hiện nay thì chỉ có khoảng 10% các trường hợp có thể phẫu thuật được tại thời điểm phát hiện ra bệnh, tức là ở giai đoạn sớm.

Kể cả với những ung thư đường mật trong gan và rốn gan (u Klatskin) giai đoạn sớm, muốn phẫu thuật cắt bỏ khối u thì chắc chắn phải thực hiện phẫu thuật cắt gan. Đây là một phẫu thuật lớn, cần có sự chuẩn bị tốt cho người bệnh và khó áp dụng được cho những người bệnh cao tuổi hoặc thể trạng không tốt.

Vị trí khối u cũng rất quan trọng trong chỉ định phẫu thuật. Theo National Comprehensive Cancer Network, đối với u đường mật ngoài gan đoạn cao, chỉ 15% các trường hợp có thể phẫu thuật được. Đoạn giữa và đoạn cuối có tỷ lệ tương ứng là 33% và 56% [20] .

Chụp MRI khối u đường mật trong ganPhẫu thuật cắt bỏ khối u và nhu mô gan

Phẫu thuật ghép gan

  • Chỉ định cho một số trường hợp ung thư đường mật trong gan hoặc rốn gan nhưng không thể thực hiện lấy bỏ khối u. Đây là phương pháp có vẻ như điều trị triệt để nhất nhưng chi phí cao, kỹ thuật phức tạp và đặc biệt là thiếu nguồn hiến tạng. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống 5 năm của phương pháp này khoảng 53 [21].

Không phẫu thuật

Dẫn lưu và đặt stent đường mật.

  • Là phương pháp điều trị tạm thời (palliative treatment)
  • Có thể thực hiện dưới Điện quang can thiệp hoặc Nội soi can thiệp
  • Mục đích điều trị là tái lập lưu thông đường dẫn mật để dịch mật có thể lưu thông từ gan xuống tá tràng. Điều này sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột được bình thường hóa, nâng cao thể trạng người bệnh đồng thời giảm thiểu được các biến chứng của tình trạng tắc mật (vàng da, ngứa, nhiễm trùng đường mật, suy gan)[14]

Hóa trị liệu, xạ trị: hiệu quả rất hạn chế đối với ung thư đường mật

Tài liệu tham khảo

  1. Chalasani N, Baluyut A, Ismail A, et al. Cholangiocarcinoma in patients with primary sclerosing cholangitis: a multicenter case-control study. Hepatology. Jan 2000;31(1):7-11. [Medline].
  2. Keiding S, Hansen SB, Rasmussen HH, et al. Detection of cholangiocarcinoma in primary sclerosing cholangitis by positron emission tomography. Hepatology. Sep 1998;28(3):700-6. [Medline].
  3. Petrowsky H, Wildbrett P, Husarik DB. Impact of Integrated PET and CT on staging and management of glabladder cancer and cholangiocarcinoma. J Hepatol. 2006;Epub Apr 19.
  4. Fritscher-Ravens A, Broering DC, Knoefel WT, et al. EUS-guided fine-needle aspiration of suspected hilar cholangiocarcinoma in potentially operable patients with negative brush cytology. Am J Gastroenterol. Jan 2004;99(1):45-51. [Medline].
  5. Kida M, Miyazawa S, Iwai T, et al. Endoscopic management of malignant biliary obstruction by means of covered metallic stents: primary stent placement vs. re-intervention. Endoscopy. Dec 2011;43(12):1039-44. [Medline].
  6. Ortner MA, Liebetruth J, Schreiber S, et al. Photodynamic therapy of nonresectable cholangiocarcinoma. Gastroenterology. Mar 1998;114(3):536-42. [Medline].
  7. Ortner ME, Caca K, Berr F, et al. Successful photodynamic therapy for nonresectable cholangiocarcinoma: a randomized prospective study. Gastroenterology. Nov 2003;125(5):1355-63. [Medline].
  8. Simmons DT, Baron TH, Peterson BT. A Novel Endoscopic Approach to Brachytherapy in the Management of Hilar Cholangiocarcinoma. Am J Gastroenterol. 2006;Epub ahead of print.
  9. Thongprasert S, Napapan S, Charoentum C, Moonprakan S. Phase II study of gemcitabine and cisplatin as first-line chemotherapy in inoperable biliary tract carcinoma. Ann Oncol. Feb 2005;16(2):279-81. [Medline].
  10. Thongprasert S. The role of chemotherapy in cholangiocarcinoma. Ann Oncol. 2005;16 Suppl 2:ii93-6. [Medline].
  11. National Comprehensive Cancer Network Clinical Practice Guidelines in Oncology. Available at http://www.nccn.org/professionals/physician_gls/default.asp.
  12. Heimbach JK, Haddock MG, Alberts SR, et al. Transplantation for hilar cholangiocarcinoma. Liver Transpl. Oct 2004;10(10 Suppl 2):S65-8. [Medline].

Video hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị ung thư đường mật

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button