Nong và đặt stent điều trị hẹp động mạch nội sọ
Dưới đây là hướng dẫn Nong và đặt stent điều trị hẹp động mạch nội sọ mới nhất được cập nhập bởi đội ngũ y bác sĩ BMR hãy cùng tham khảo chi tiết bên dưới đây nhé !

Điều trị hẹp động mạch nội sọ bằng nong và đặt stent
![]() | ![]() |
Hẹp động mạch nội sọ là gì?
Hẹp động mạch não đoạn nội sọ được xác định là giảm khẩu kính lòng mạch khu trú hoặc trên một đoạn mạch dài của hệ động mạch cảnh trong hoặc hệ động mạch đốt sống thân nền đoạn trong sọ.
Nguyên nhân gây hẹp động mạch nội sọ?
Hẹp động mạch nội sọ là bệnh hay gặp ở người có tuổi do mảng xơ vữa, đặc biệt những bệnh nhân đái tháo đường, hoặc bệnh cảnh xơ cơ mạch gặp ở người trẻ. Các nguyên nhân hẹp khác có thể gặp như do chèn ép bởi khối u…
Hẹp động mạch nội sọ nguy hiểm như thế nào?
Hậu quả hẹp mạch sẽ dẫn tới thiếu máu não do giảm lưu huyết não hoặc lâu ngày dẫn tới nhồi máu do tắc mạch. Đây là nhóm nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây tai biến nhồi máu não và tử vong tại Mỹ.
Biểu hiện lâm sàng hẹp mạch nội sọ như thế nào?
Tùy theo vị trí, mức độ tắc mạch gây hậu quả thiếu máu hay nhồi máu não mà biểu hiện lâm sàng nặng hay nhẹ và theo vùng chi phối: Yếu liệt tay, chân, hoặc liệt nửa người đối bên, nói khó hoặc rối loạn ngôn ngữ, hoặc biểu hiện đột quỵ do nhồi máu cấp.
Chẩn đoán hẹp mạch nội sọ bằng cách nào?
- Trên chụp cắt lớp vi tính có thể thấy các ổ nhồi máu não
- Chụp mạch cắt lớp vi tính: thấy rõ vị trí hẹp, mức độ hẹp và đánh giá xơ vữa xung quanh.
- Trên chụp cộng hưởng từ não-mạch não: thấy tổn thương nhu mô não dạng nhồi máu nếu có, xác định vị trí và mức độ hẹp.
![]() | ![]() |
Bệnh nhân nam 62 tuổi, liệt 1/2 người trái. Trên Cộng hưởng từ xung Diffusion và FLAIR thấy nhồi máu não vùng ranh giới bán cầu phải |
- Siêu âm Doppler đánh giá hẹp và xơ vữa mạch đoạn ngoài sọ.
- Chụp mạch não số hoá xoá nền là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán và định hướng điều trị.
![]() | ![]() |
Ảnh chụp mạch cắt lớp vi tính 64 dãy và ảnh 3D chụp mạch xóa nền thấy hẹp >70% động mạch não giữa phải đoạn M1 |
Điều trị hẹp mạch nội sọ bằng cách nào?
- Mục đích điều trị nhằm tránh nguy cơ tiến triển tắc mạch não gây nhồi máu, tránh tai biến nhồi máu não tái phát.
Chỉ định điều trị:
- Khi có hẹp >70%
- Khi hẹp >50% lòng mạch và có triệu chứng nhồi máu hoặc điều trị nội khoa không ngăn ngừa được tai biến tái phát.
Phương pháp điều trị:
- Điều trị nội khoa dùng các thuốc chống đông được chỉ định cho tất cả các trường hợp có hẹp mạch và gây thiếu máu hoặc nhồi máu.
- Để điều trị triệt để chỗ mạch nội sọ bị hẹp, hiện nay hoặc bằng cách phẫu thuật tạo cầu nối qua đoạn hẹp hoặc bằng can thiệp nội mạch dùng bóng nong và đặt Stent.
- Phương pháp phẫu thuật tạo cầu nối với mạch nội sọ gặp nhiều khó khăn hoặc rất khó thực hiện được.
- Phương pháp can thiệp nội mạch thực hiện khá dễ dàng và xâm nhập tối thiểu bằng cách nong chỗ hẹp bằng bóng và đặt stent từ đó lập lại khẩu kính lòng mạch cho về bằng hoặc gần bằng với đường kính ban đầu, từ đó phòng chống thiếu máu não hoặc nhồi máu não do hẹp mạch gây nên.
![]() | ![]() |
Ảnh hẹp mạch não giữa phải đoạn M1 | |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Ảnh nong đoạn hẹp bằng bóng | Ảnh đặt Stent đoạn hẹp |
![]() | ![]() |
Ảnh đoạn hẹp M1 giãn hoàn toàn sau nong và đặt Stent | |
- Phương pháp nong và đặt Stent qua đường nội mạch thực hiện nhanh, an toàn, bệnh nhân được gây tê tại chỗ và có thể ra viện sau 1 ngày can thiệp
Theo dõi sau can thiệp: Sau can thiệp bệnh nhân được tiếp tục duy trì chống đông và được kiểm tra lâm sàng và cộng hưởng từ 6 tháng- 1 năm.